3 CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI THPTQG HÓA 12 ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

CHUYÊN ĐỀ HÓA 12 LUYỆN THI THPTQG – THI ĐH Y DƯỢC – ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI DẠNG 1, 2, 3

DẠNG 1: VỊ TRÍ – CẤU TẠO KIM LOẠI 

DẠNG 2: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CHUYÊN ĐỀ HÓA 12 LUYỆN THI THPTQG

DẠNG 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC 

ST & BIÊN SOẠN: CÔ HUỲNH THẢO GV CHUYÊN HÓA LUYỆN THI ĐH Y DƯỢC

                                 DẠY KÈM TỪ CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO MÔN HÓA 8 – 12 – LTĐH

LÝ THUYẾT

CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

              BÀI 1: KIM LOẠI VÀ HỢP KIM

KIM LOẠI:

I. Vị trí, cấu tạo nguyên tử:

1.1 Vị trí:

Bên trái, phía trên của bảng tuần hoàn

– Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ B)

– Một phần của nhóm         IVA, VA, VIA

Số kim loại           2        2      1

-Nhóm IB VIIIB: kim loại chuyển tiếp (nguyên tố d)

– Họ Lantan và Actini: nguyên tố f.

1.2 Cấu tạo nguyên tử:

– Thường có 1, 2, 3e lớp ngoài cùng.

– Cùng chu kì: R nguyên tử KL > R nguyên tử PK.

– Năng lượng ion hóa thường nhỏ.

II. Tính chất vật lý: 

1.Tính chất chung: CHUYÊN ĐỀ HÓA 12 LUYỆN THI THI ĐH Y DƯỢC
a) Tính dẻo:
  1. Dùng lực cơ học tác dụng cơ học tác dụng lên miếng kim loại thì nó bị biến dạng là do các cation trong mạng tinh thể trượt lên nhau, nhờ lực hút tĩnh điện của các e tự do với cation kim loại.

– Những kim loại có tính dẻo cao: Au Ag, Al, Cu, Sn…

  1. b) Tính dẫn điện:

    Nối KL với một nguồn điện thì các hạt e chuyển động thành dòng.

– Khi t0 tăng, độ dẫn điện của kim loại giảm.

– Những kim loại dẫn điện tốt nhất: Ag, Cu, Au, Al, Fe….

  1. c) Tính dẫn nhiệt:

– Đốt 1 đầu dây KL, những e ở vùng có t0 cao chuyển động đến vùng có t0 thấp hơn và truyền năng lượng cho các ion dương ở đây.

– Tính dẫn nhiệt giảm dần: Ag, Cu, Au, Al, Fe….

  1. d) Có ánh kim: LUYỆN THI HÓA Y DƯỢC

Hầu hết kim loại có ánh kim là do các e tự do trong kim loại phản xả tốt có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được.

Tóm lại: những tính chất vật lý chung của kim loại chủ yếu là do e tự do trong kim loại gây nên.

2. Tính chất riêng:

Kim loại khác nhau thì có khối lượng riêng, t0 nóng chảy, tính cứng khác nhau nhiều.

1.a) Khối lượng riêng:

Li D = 0,5 g/cm3.

Quy định: kim loại có KLR < 5: kim loại nhẹ.

Vd: Na, K, Mg, Al

-Kim loại nhẹ nhất Li: D = 0,5 g/cm3.

Kim loại có KLR > 5: KL nặng

Vd: Fe, Zn, Pb, Cu, Ag, Hg…

Os:  D= 22,6 g/cm3.

1.b) Nhiệt độ nóng chảy:

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất Hg (-390C); cao nhất W (vonfam) 34100C.

1.c) Tính cứng:

– Cắt được: Na, K, Mg, Al

– Không dũa được: W, Cr

– Cứng nhất: Cr, W

*Những tính chất vật lý riêng của kim loại phụ thuộc vào độ bền liên kết kim loại, NTK, kiểu mạng tinh thể.

III.Tính chất hóa học:  

Tính khử (tính oxi hóa) đặc trưng

1.Tác dụng với phi kim: CHUYÊN ĐỀ HÓA 12 ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

KL khử nhiều phi kim

  1. a) Với oxi tạo oxit kim loại: 

đk p.ư  t0 t0

4Na  +  O2 →  2Na2O

  1. b) Với phi kim khác:  tạo muối

      đk p.ư   t0 t0

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

        đk p.ư   t0 t0

Fe + S → FeS

2.Tác dụng với axit: 
          a) Tác dụng nhóm axit không có tính oxi hóa mạnh (HCl, H2SO4 loãng, HBr…) CHUYÊN ĐỀ HÓA 12 LUYỆN THI THPTQG – THI ĐH Y DƯỢC – ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI DẠNG 1, 2, 3

– Kim loại trước H khử H+ về H20

– Kim loại đa hóa trị Fe → Fe2+.

Fe  +  2H+ → Fe2+  +  H2

        b) Tác dụng nhóm axit có tính oxi hóa mạnh (H2SO4 đặc, HNO3)

– Kim loại khử N+5 (HNO3) về các mức oxi hóa thấp hơn NO2; NO; N2O; N2; N-3

Hoặc S+6 (H2SO4 đặc) → S+4 (SO2); S0; S-2 (H2S)

-Fe → Fe3+ ; Cr → Cr3+.

– Al, Fe, Cr thụ động trong HNO3 đậm đặc nguội, H2SO4 đậm đặc nguội.

đk p.ư   t0đặc, nóng

2Fe + 6H2SO4     →      Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 3H2O.

đk p.ư   loãng

3Cu + 8HNO3   →    3Cu(NO3)2 + 2NO ↑ + 4H2O

đk p.ư   loãng 

Fe + 4HNO3     →  Fe(NO3)3 + NO ↑ + 2H­2O

đk p.ư   loãng

4Zn  +  10HNO3  → 4Zn(NO3)2  + NH4NO3 + 3H2O

3. Tác dụng nước:

– Những kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be, Mg) tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường.

-Một số kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe…khử được hơi nước ở nhiệt độ cao

-Các kim loại có tính khử yếu (Ag, Hg…) không khử được nước ở nhiệt độ cao.

4. Tác dụng dung dịch muối: CHUYÊN ĐỀ HÓA 12 LUYỆN THI THPTQG

– KL tác dụng H2O ở nhiệt độ thường, khi tác dụng dd muối thì thì tác dụng H2O tạo hiđroxit + muối → xét xem có phản ứng không?

Cho Na vào dung dịch CuSO4

2Na  +  2H2O → 2NaOH  +  H2

2NaOH  +  CuSO4  → Cu(OH)2  +  Na2SO4

-Các kim loại khác tác dụng được với muối của kim loại yếu hơn:

Fe  +  CuSO →    FeSO4  +  Cu

PT ion rút gọn:  Fe  +  Cu2+  →    Fe2+  +  Cu

Ag  + CuSO: không xảy ra

HỢP KIM:

1.Khái niệm:

Là vật liệu kim loại chứa 1 kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

Ví dụ:

+ Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.

+ Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.

2.Tính chất:

– Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo nên mạng tinh thể hợp kim.

– Nhìn chung, hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim.

Ví dụ: Hợp kim Cu – Zn

+ Tác dụng với dung dịch NaOH: Chỉ có Zn phản ứng

Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2

+ Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng: Cả 2 đều phản ứng

– Tính chất vật lý và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều với tính chất của các đơn chất.

Ví dụ:

+ Hợp kim không bị ăn mòn: Fe, Cr, Mn (thép inox), …

+ Hợp kim siêu cứng: W – Co; Co – Cr – W – Fe, …

Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn – Pb (thiếc hàn nóng chảy ở 210oC), có hợp kim gồm Bi – Pb – Sn nóng chảy ở 65oC.

+ Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al – Si; Al – Cu – Mn – Mg.

III. Ứng dụng của hợp kim

Hợp kim được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân:

– Những hợp kim nhẹ, bền chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao dùng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,…

……..

TẢI FILE WORD – PDF DẠNG 1, 2, 3 – HÓA 12 – ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

https://drive.google.com/file/d/1tsYaPSe36ddsINJGBAF5ZlycnTM9HBjk/view?usp=sharing

Bài viết liên quan