HÓA 10 KINH NGHIỆM CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

KINH NGHIỆM CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ NÂNG CAO

ST & BIÊN SOẠN: CÔ HUỲNH THẢO GV – 0968 78 2818 – CHUYÊN HÓA LUYỆN THI ĐH Y DƯỢC

                                 DẠY KÈM TỪ CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO MÔN HÓA 8 – 12 – LTĐH

PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ LÀ GÌ? PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ.

1. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ LÀ GÌ?

Phản ứng oxi hóa khử là một phản ứng hóa học có sự chuyển electron giữa các chất tham gia vào phản ứng. Hiểu một cách đơn giản, đây là phản ứng khiến một số nguyên tố thay đổi số oxi hóa.

Phản ứng này gồm có những chất sau:

  • Chất khử (nhường electron)
  • Chất oxy hóa
  • Quá trình nhường electron (oxi hóa)
  • Quá trình nhận electron (khử)

Ví dụ phản ứng oxi hóa sau: Fe + CuSO4 ® Cu + FeSO4

Quá trình thay đổi số oxi hóa:  Fe0 → Fe2+ + 2e, Cu2+ + 2e → Cu0

Trong phản ứng này, các chất đóng vai trò như sau:

  • Nguyên tử sắt là chất khử (sự oxi hóa nguyên tử sắt)
  • Số oxi hóa của đồng giảm từ +2 xuống 0 (ion đồng là chất oxi hóa)

=> Kết luận: Phản ứng này được gọi là phản ứng oxi hóa – khử vì tồn tại đồng thời về sự oxi hóa và sự khử…..

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ LÀ GÌ?

Dấu hiệu để có phản ứng oxi hoá – khử: Có xuất hiện các chất oxi hoá và chất khử điển hình:

  • Chất oxi hoá (quan trọng hơn): O2, HNO3, H2SO4, KMnO4, K2Cr2O7, K2CrO4, KClO3….
  • Chất khử: Kim loại, H2S, NH3, C, CO, H2….
  • Quá trình quang hợp của cây xanh cũng là một phản ứng oxi hóa – khử

Phản ứng oxi hóa khử trong đời sống được thể hiện thông qua quá trình hô hấp của thực vật. Chúng hấp thụ khí cacbonic, giải phóng oxigen và hàng loạt các quá trình trao đổi khác.

Sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin đều là quá trình oxi hóa khử

Ngoài ra, hàng loạt các quá trình sản xuất luyện kim, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học,… đều là biểu hiện của sự oxi hóa – khử.

3. CÁC BƯỚC VIẾT PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.

Xác định sản phẩm của phản ứng theo sự thay đổi số oxi hoá: …….

Các mức oxi hóa của các nguyên tố hay gặp:

Nhận xét: Nguyên tố ứng với số oxi hóa thấp nhất có tính khử; ứng với số oxi hóa cao nhất có tính oxi hóa, ứng với số oxi hóa trung gian thì vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử (nhận xét này chỉ mang tính tương đối, một số trường hợp phải dựa vào tính chất hóa học để xác định).

Chất oxi hóa mạnh, chất khử mạnh:

  • Các chất oxi hóa mạnh thường gặp: O2, Cl2, F2, HNO3, H2SO4 đặc, KMnO4, K2Cr2O7
  • Các chất khử mạnh thường gặp: CO, H2, NH3, H2S, kim loại mạnh như Na, K, Ba, Mg, Al ….

Bước 2: Viết các quá trình nhường, nhận electron.

Bước 3: Nhân hệ số vào các quá trình sao cho tổng electron cho = tổng electron nhận.

Bước 4: Điền hệ số lên phương trình sau đó hoàn thành phương trình phản ứng.

Ví dụ:……

4. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

Dạng  1: Phản ứng oxi hóa – khử thông thường là phản ứng oxi hóa sẽ tồn tại ở hai phân tử các chất khác nhau

C + 4HNO3 đặc → CO2 + 4NO2 + 2H2O

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Dạng 2: Phản ứng oxi hóa – khử nội phân là phản ứng mà các chất khử và chất oxi hóa khử thuộc cùng 1 phân tử nhưng ở 2 nguyên tử khác nhau

AgNO3 → Ag + NO2 + O2

Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2

Dạng 3: Phản ứng tự oxi hóa tự khử là phản ứng mà chất khử cũng đồng thời là chất oxi hóa

Cl+ 2KOH → KCl + KClO + H2O

4KClO3 → 3KClO4 + KCl

Dạng 4: Phản ứng oxi hóa – khử có số oxi hóa là phân số

Fe3O4  +      Al →   Fe  +    Al2O3

Fe3O4   +  HNO3 loãng → Fe(NO3)3   +     NO  +     H2O

Dạng 5: Phản ứng oxi hóa – khử có nhiều chất khử (2 chất khử cùng nằm trong một phân tử)

FeS2  +     O2  →  Fe2O3   +     SO2

FeS2 +    HNO3 đặc  →  Fe(NO3)3  +    H2SO4 +    NO2­ +   H2O

Dạng 6: Phản ứng oxi hóa – khử có só oxi hóa tăng giảm ở nhiều mức

Al +    HNO3 loãng  →  Al(NO3)3  +  NO  +  N2O   +   H2O  (VNO : VN2O = 3 : 1))

FeO  +  HNO3 đặc →  Fe(NO3)3  +  NO2 +       NO  +    H2O  (nNO2 : nNO = a : b)

Dạng 7: Phản ứng oxi hóa – khử có hệ số bằng chữ

M  +      H2SO4  đặc  →  M2(SO4)n  +      SO2­  +       H2O

FexOy  +                HNO3    →    Fe(NO3)3  +            NO­   +                H2O

Dạng 8: Phản ứng oxi hóa – khử có chất hữu cơ

C6H12O6   +     H2SO4 đặc  → SO2   +  CO2   +    H2O

HOOC – COOH  +    KMnO4 +   H2SO4  → CO2  +   K2SO4 +    MnSO4+  H2O

 

CHUYÊN ĐỀ HÓA 12 LUYỆN THI THPTQG – THI ĐH Y DƯỢC – ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI.

DẠNG 1: VỊ TRÍ – CẤU TẠO KIM LOẠI 

DẠNG 2: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CHUYÊN ĐỀ HÓA 12 LUYỆN THI THPTQG

DẠNG 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC 

DẠNG 4: DÃY ĐIỆN HÓA TRONG KIM LOẠI 

CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI THPTQG HÓA 12 ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI DẠNG 4

ST & BIÊN SOẠN: CÔ HUỲNH THẢO GV – 0968 78 2818 – CHUYÊN HÓA LUYỆN THI ĐH Y DƯỢC

                                 DẠY KÈM TỪ CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO MÔN HÓA 8 – 12 – LTĐH

 

TẢI FILE WORD – PDF HÓA 10 KINH NGHIỆM CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

https://drive.google.com/file/d/1mNiRMuU0UukR8EJwPCXe_UfGyVY3bjps/view

TAG: CÂN BẰNG PHẢN ỨNG , OXI HÓA KHỬ , KINH NGHIỆM CÂN BẰNG , PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ , OXI HÓA KHỬ .

Bài viết liên quan