ĐỀ ÔN THI HÓA 8 HK 2

ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI HÓA 8 HỌC KỲ 2 – 2023

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a. Na + O2 → …….                            b. ………. →KCl + ………

c. CuO + ……→ Cu + ……                 d. CaO + ……….→ Ca(OH)2

Câu 2: Hoàn thành bảng sau:

CTHH Tên gọi Phân loại
CO2    
  Hydrochloric acid  
  Potassium hydroxie  
Na2CO3    

Câu 3: Nhận biết các dung dịch sau trong các lọ mất nhãn KOH, Ca(NO3)2, HCl.

Câu 4: Cho 3,25 g kim loại Zn tác dụng với acid HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được muối ZnCl2 và khí H2.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng muối ZnCl2 và thể tích khí H2 (đkc).

c) Cho toàn bộ khí H2 phản ứng trên tác dụng hết với khí O2 đun nóng. Hãy tính khối lượng nước tạo thành.

Câu 5: Cho 6,9 g kim loại A (có hóa trị I) tác dụng hết với nước sau phản ứng thấy có 3,7185 lít khí H2 thoát ra ở đkc. Hãy cho biết kim loại A là kim loại nào?

Câu 6: Cho đoạn thông tin sau: “Nước có quan trọng trong cơ thể người và động vật. Ngoài ra, nước còn cần thiết cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,… Hiện nay, nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để ngăn chặn ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước chúng ta cần sử dụng nước tiết kiệm, không vứt rác thải ra sông suối, ao hồ, kênh rạch; phải xử lý nước thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường; tuyên truyền vận động mọi người bảo vệ nguồn nước, vớt rác ở các ao hồ, sông suối…”.

Từ đoạn thông tin trên, em hãy nêu hai biện pháp bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.

(Cho H = 1; O = 16; Na = 23; Zn = 65; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Ba = 137)

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a. …….. + ……… →CO2               b. KMnO4 →  ………….. +  ……….. + ……..

c. H2 + O2  → ……………             d. ………….. + H2O → H3PO4

Câu 2: Hoàn thành bảng sau:

CTHH Tên gọi Phân loại
  Potassium nitrate  
  Magnesium oxide  
Al(OH)­3    
HNO3    

Câu 3: Nhận biết các dung dịch sau trong các lọ mất nhãn: KNO3, H2SO4, Ba(OH)2.

Câu 4: Cho 8,4 g kim loại Fe tác dụng với axit H2SO4 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được muối FeSO4 và khí H2.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng muối FeSO4 và thể tích khí H2 (đkc).

c) Cho toàn bộ khí H2 phản ứng trên tác dụng hết với CuO đun nóng. Hãy tính khối lượng nước tạo thành.

Câu 5: Cho 19,5 g kim loại X (có hóa trị I) tác dụng hết với nước, sau phản ứng thấy có 6,1975 lít khí H2 thoát ra ở đkc. Hãy cho biết kim loại X là kim loại nào?

Câu 6: Em hãy nêu hai nguyên nhân làm cho nguồn nước hiện nay bị ô nhiễm.

(Cho: H = 1; O = 16; Fe =56; Cu = 64; Na = 23; K = 39; Ca = 40; Ba = 137)

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3

Câu 1: Hoàn thành bảng sau:

CTHH Tên gọi Phân loại
SO3    
Fe(OH)2    
K2SO3    
H2SO4    

Câu 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a. Fe + O2→ ……………          b. KMnO4 → ……… +……..+………

c. ………. + ……  → H2O         d. Zn + HCl →  ……… + ……….

Câu 3: Nhận biết các dung dịch sau trong các lọ mất nhãn: HCl, dung dịch NaOH và Ba(NO3)2.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 11,2 g kim loại Fe tác dụng với hydrocholric acid (HCl). Khí hydrogen sinh ra được dẫn qua bột copper (II) oxide (CuO) dư, đun nóng.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đkc.

c) Tính khối lượng copper thu được sau phản ứng.

Câu 5: Cho 21,7 gam basic oxide có công thức hóa học là M2O tác dụng hoàn toàn với nước, sau phản ứng thu được 0,7 mol dung dịch base. Xác định tên của kim loại M và công thức hóa học của basic oxide trên.

Câu 6: Không khí hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do khí thải từ các nhà máy khu công nghiệp…Theo em, chúng ta cần có những biện pháp nào để giảm thiểu sự ô nhiễm này?

(Cho Fe = 56; Cu = 64; O = 16; Na = 23; C = 12; H = 1).

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4

Câu 1: Hãy bổ sung công thức hóa học phân loại gọi tên vào bảng dưới đây:

CTHH Tên gọi Phân loại
N2O5    
BaSO4    
  Copper (II) hydroxide  
  Hydrobromic acid  

Câu 2: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng nào?

a. Na + H2O → ……… +………        b. KClO3 → KCl + ……….

c. CuO + H2 →…….. + ……..          d. ………. + ……….. → P2O5

Câu 3: Có ba lọ chứa ba chất khí: CO2, O2, H2. Nêu phương pháp để nhận biết chất khí không màu đựng trong mỗi lọ.

Câu 4: Hiện nay, người ta có thể sử dụng bình khí thở Oxygen trong y học và đời sống để cung cấp oxygen cho người không có khả năng tự hô hấp hoặc làm việc trong môi trường thiếu không khí, có khí độc, khí ga…như là trong hầm mỏ, nhà kho, công nghiệp, sản xuất hóa chất, dầu mỏ, luyện kim, bệnh nhân về đường hô hấp…

Theo đoạn thông tin trên, người ta sử dụng bình khí thở oxygen trong trường hợp nào (Nêu ít nhất hai trường hợp)

Câu 5: Trong buổi thực hành điều chế khí oxigen trong phòng thí nghiệm giáo viên đã chuẩn bị sẵn một ống nghiệm chứa 3,16 g KMnO4.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế khí oxygen trên từ KMnO4.

b) Tính thể tích khí oxigen sinh ra ở đkc.

c) Dùng toàn bộ lượng khí oxigen thu được ở thí nghiệm trên để đốt carbon. Tính khối lượng carbon đã dùng.

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 0,08 mol một basic oxide có công thức hóa học là B2O (với B là kim loại cần tìm) vào nước. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 gam dung dịch base. Tìm tên của kim loại B.

(Cho: K = 39; Mn = 55; S= 32; O = 16)

DE ON THI HOA 8 HOC KY 2
DE ON THI HOA 8 HOC KY 2

SÁCH GIÁO KHOA HÓA 10 FULL 3 BỘ KNTT – CD – CTST

66 ĐỀ THI + Đ.ÁN MÔN HÓA THI TN THPT TỪ NĂM 2008-2022

 

Bài viết liên quan